Công nghiệp hóa và phát triển kinh tế đang làm gia tăng lượng khí thải độc hại, gây ô nhiễm môi trường. Do đó, các nhà máy hiện nay đều phải đối mặt với việc xử lý khí thải một cách tốt nhất để tránh ảnh hưởng đến môi trường. Hiện nay, các tiêu chuẩn về phát thải đã trở nên nghiêm ngặt hơn. Nhiều hệ thống lọc bụi đã không còn phù hợp với tiêu chuẩn hiện hành. Việc thay đổi và sử dụng công nghệ xử lý khí thải phù hợp là vấn đề tất yếu tránh dẫn đến các hậu quả không mong muốn do phát thải mang lại và tiêu chuẩn môi trường.
Phương Pháp Lọc Khí Thải
Lọc bụi túi (Bag Filter) và Lọc bụi tĩnh điện (ESP) là hai trong số các phương pháp xử lý khí thải được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy.
Tuy nhiên, hiện nay có xu hướng sử dụng lọc bụi túi thay vì lọc bụi tĩnh điện. Lý do chính là lọc bụi túi có hiệu quả lọc cao hơn và ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như độ ẩm, nhiệt độ, áp suất, và tính chất của khí thải.
Nguyên Lý Hoạt Động Lọc Khí Thải
Lọc bụi túi hoạt động theo nguyên lý bẫy bụi và khí. Khí thải được đưa vào bên trong túi lọc, bụi khí thải giữ lại trên thành túi. Dần tạo thành bộ lọc có khả năng giữ lại các hạt bụi mịn có kích thước siêu nhỏ, bao gồm các hạt vật chất con người có thể hít vào.
Trong khi đó, Lọc bụi tĩnh điện hoạt động theo nguyên lý ion hóa trong môi trường điện trường lớn 100kV. Và tách khói bụi ra khỏi không khí khi chúng đi qua tấm lọc bụi, phin lọc bụi có điện tích âm/dương bằng các lực hút điện tích trái dấu. Tuy nhiên, hiệu quả của Lọc bụi tĩnh điện phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như: Kích thước của hạt bụi, thiết bị điện điều khiển điện trường, tốc độ chuyển động và sự phân bổ đồng đều lượng không khí trong vùng điện trường.
Các Yếu Tố Để Chọn Hệ Thống Lọc Bụi
Tính chất bụi và khí thải: Thành phần hóa học khí thải của bụi tác động trực tiếp, ảnh hưởng đến hiệu quả loại bỏ bụi theo nguyên lý hoạt động của thiết bị lọc bụi.
Lưu lượng khí thải: là lượng không khí đi qua 1 đơn vị diện tích trong 1 phút (m3/phút/m2). Dựa trên lưu lượng khí thải này để có thể xác định hệ thống lọc bụi phù hợp nhất.
Diện tích mặt bằng bố trí: Đối với lọc bụi tĩnh điện, hệ thống có kích thước lớn nên yêu cầu không gian lắp đặt phải rộng. Đồng thời cũng cần khoảng thoáng phía trước máy tối thiểu là 1 mét để đảm bảo việc bảo dưỡng vệ sinh phin lọc có thể diễn ra dễ dàng.
Tóm lại, việc chọn giữa hai loại lọc này phụ thuộc vào yêu cầu của từng doanh nghiệp cũng như tính chất của khí thải. Nếu có câu hỏi gì, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với Datapak để được giải đáp và tư vấn chi tiết nhất nhé!
Để đảm bảo cho hệ thống lọc bụi được làm việc hiệu quả, năng suất thì thiết bị đo bụi là cực kỳ cần thiết, được dùng để lắp trong các hệ thống lọc bụi này. Hiện Sintrol là nhãn hàng cung cấp các thiết bị đo bụi tốt trong ngành, được nhiều quốc gia, công ty lớn tin dùng. Nếu có câu hỏi gì về vấn đề đo bụi hãy liên lạc với Datapak để được giải đáp nhanh nhất nhé!